HẸP BAO QUY ĐẦU: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thứ ba - 11/06/2024 21:03

Hẹp bao quy đầu: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH điều  TRỊ

        Hẹp bao quy đầu là gì?

Hẹp bao quy đầu (phimosis) là tình trạng da bao quy đầu không thể tuột lên hoàn toàn khỏi quy đầu. Hiện nay, hẹp bao quy đầu thường được chẩn đoán một cách dễ dàng, do không phân biệt được hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.
  • Hẹp bao quy đầu sinh lý: Bao quy đầu không tuột trong suốt của quá trình phát triển sinh lý bình thường.
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Đây là trường hợp xảy ra do các bệnh lý như bệnh sừng hóa gây xơ teo bao quy đầu, viêm quy đầu bạch sản xơ hóa, sẹo do dùng sức để tuột bao quy đầu lên trước đó…
80% trường hợp hẹp bao quy đầu có thể tự khỏi khi lớn lên và không cần xử trí trước 6 tuổi. Trong các trường hợp này, bao quy đầu được coi là bình thường hay còn gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý. Ở tuổi lớn hơn, nếu bao quy đầu vẫn còn hẹp, tức là hẹp thật sự hay hẹp bệnh lý thì cần phải xử trí.

Hậu quả của hẹp bao quy đầu

Hẹp da quy đầu làm nước tiểu ứ đọng, vệ sinh khó khăn, dễ gây viêm nhiễm quy đầu, da quy đầu, đường tiết niệu, ảnh hưởng đến thận. Trong trường hợp, da quy đầu tuột lên nhưng không đưa về vị trí bình thường được, tạo thành vòng thắt sẽ siết chặt quy đầu làm da quy đầu sưng nề, gây đau gọi là hẹp nghẹt da quy đầu. Đây là trường hợp cấp cứu cần can thiệp ngay.
Hẹp da quy đầu có thể dẫn đến ung thư dương vật… Ngoài ra, khi trưởng thành, hẹp da quy đầu có thể làm đau dương vật khi cương, cản trở quá trình cương.

Khi nào nên cắt da quy đầu?

Ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, hẹp da quy đầu thường là sinh lý và chỉ cần điều trị khi gây cản trở đường tiểu hoặc viêm nhiễm,.v.v… Khoảng 90% trẻ em sau 3 tuổi có thể tuột da quy đầu dễ dàng. Không nên cố gắng tuột da quy đầu sớm để tránh tình trạng đau, chảy máu hoặc có thể làm dính quy đầu với da quy đầu và tạo sẹo ở da quy đầu, gây hẹp da quy đầu thứ phát.
Ở trẻ lớn hoặc người lớn, hẹp da quy đầu cần phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn (dù hai tình trạng này thường đi kèm nhau). Hẹp da quy đầu ở trẻ lớn và người lớn, nếu không có vấn đề nghiêm trọng thì có thể sử dụng những phương pháp không phẫu thuật.

Phân loại hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu được phân loại: Hẹp bao quy đầu tương đối (bao quy đầu kéo lên được một phần) và hẹp bao quy đầu hoàn toàn (bao quy đầu hoàn toàn không kéo lùi được).

Điều trị hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu có thể được điều trị bằng những phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật như sau:
  • Dùng thuốc bôi. Phương pháp này dễ áp dụng, giá thành rẻ, ít rủi ro, hiệu quả cao so với phẫu thuật.
  • Nong bao quy đầu. Phương pháp này có ưu điểm là nhẹ nhàng, không gây sang chấn. Tuy nhiên, nếu nong không đúng cách có thể làm chảy máu và gây xơ dính về sau.
Nếu bôi thuốc không hiệu quả, bao quy đầu vẫn còn hẹp, căng phồng khi đi tiểu hoặc thường xuyên bị viêm bao quy đầu, nhiễm trùng tiểu, người bệnh nên được phẫu thuật cắt bao quy đầu.
  • Tạo hình bao quy đầu.
  • Cắt bao quy đầu là phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ bao quy đầu.
  • Cắt bao quy đầu bằng dụng cụ stapler: Hiện nay phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp dài và hẹp bao quy đầu đơn thuần, ít có dải xơ dính. Ưu điểm là nhanh, thẩm mỹ, ít chảy máu, thời gian phục hồi nhanh
Các trường hợp nên cắt bao quy đầu như: hẹp nghẹt bao quy đầu, viêm quy đầu hoặc viêm bao quy đầu tái phát nhiều lần hoặc vì lý do cá nhân.
Nếu bố mẹ trẻ có con nhỏ hoặc bệnh nhân muốn thăm khám và điều trị các vấn đề bất thường về bao quy đầu, xin mời liên hệ BS CKI Nguyễn Trọng Huân - Trưởng khoa Ngoại TH theo số ĐT 0987.977.115 để được hẹn lịch khám và tư vấn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi