Bài tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước

Thứ bảy - 01/06/2024 06:05
Bài tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước

Hằng năm ở nước ta có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, đã cướp đi nhiều sinh mạng, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở lứa tuổi thiếu nhi là nhiều nhất. Thời gian vừa qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, nhất là vào dịp hè các bạn học sinh được nghỉ học. Ngoài ra, còn xảy ra một số vụ đuối nước mà nạn nhân là người lớn. Điều đáng lưu ý là: trong số các nạn nhân bị đuối nước, có nạn nhân không biết bơi, có nạn nhân biết bơi, thậm chí bơi giỏi. Tất cả các vụ đuối nước đều rất thương tâm. Để lại nỗi đau cho gia đình và xã hội.

1.     Đuối nước là gì:
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.
2.     Thời điểm và địa điểm xảy ra tai nạn đuối nước
Thời điểm xảy ra tai nạn đuối nước là vào  các dịp lễ, tết, nhất là vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho các bạn học sinh đi nghỉ mát, tắm biển. Đặc biệt, vào mùa hè, lượng người (cả người lớn và trẻ em) tắm mát ở sông, suối, ao hồ khá phổ biến. Trên địa bàn huyện Yên Dũng hệ thống sông hồ, ao, kênh mương, dẫn nước tưới tiêu cho đồng rộng khá dày đặc, nhiều nơi không có rào chắn an toàn, không có bậc lên xuống, biển cảnh báo nguy hiểm… do đó nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra bất cứ nơi nào, với bất kỳ ai.
Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ Vì thế  tất cả mọi người phải hết sức cẩn thận, không được chủ quan, lơ là và phải nắm vững kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước.
3.     Nguyên nhân gây đuối nước.
          - Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình.
           - Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước sâu. Đối với người lớn, tai nạn đuối nước thường xảy ra ở những nơi nước chảy xiết, nước sâu, không có rào chắn, không có bậc lên xuống. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào, không có biển cảnh báo nguy hiểm cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.  
          - Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm;  ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc





4. Cách phòng tránh đuối nước
4.1. Xác định những yếu tố nguy cơ đuối nước cho trẻ em
- Nguy cơ tiềm ẩn gây đuối nước ngay tại gia đình: xô, chậu, chum, vại chứa nước; phòng tắm không có chốt cửa, bồn tắm, xô chậu chưa đổ nước; giếng nước không có nắp đậy hoặc tường bao chưa đủ cao; bể bơi tại nhà không có rào chắn.
- Nguy cơ tiềm ẩn gây đuối nước trong môi trường tự nhiên: sông, kênh rạch; suối; ao, hồ; hố ga không đậy nắp; công trình xây dựng; thiên tai, bão lũ.
4.2. Giám sát trẻ em
Trẻ em cần được giám sát bởi người lớn có đủ năng lực hành vi khi ở gần nguồn nước mở. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ luôn ở bên cạnh trẻ em, luôn để trẻ em trong tầm quan sát của mình, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi.
Tại gia đình, nếu cha mẹ, người chăm sóc trẻ phải ra ngoài và nhờ người trông giúp, cần xem xét những yếu tố sau:
- Họ có đủ năng lực hành vi không?
- Khả năng giám sát trẻ em của họ thế nào?
- Trong gia đình đó và khu vực xung quanh có nguy cơ đuối nước không?
- Luôn cẩn trọng với các khu vực ao, hồ, sông, suối xung quanh nơi sống.
4.3.  Giáo dục trẻ em
Hãy dạy trẻ em về nguyên nhân và những nguy cơ đuối nước. Hãy chắc chắn trẻ em hiểu được những nội dung chính sau:
- Trẻ em không chơi hoặc đến gần các nguồn nước mở, trừ khi được người lớn giám sát.
- Nếu thấy ai đó gặp đuối nước, trẻ em cần gọi người lớn ngay lập lức. Nếu không, giúp đỡ bằng cách đưa sào, gậy hoặc quăng dây, vật nổi như chai nước rỗng cho người gặp nạn. Tuyệt đối không xuống nước để cứu người bị nạn.
4.4. Làm rào chắn an toàn
- Rào chắn hoặc nắp đậy an toàn giúp ngăn trẻ em tiếp cận các nguồn nước mở (như ao, mương, hồ nước, giếng nước, lu nước, …).
- Rào chắn, nắp đậy có thể làm từ các vật liệu sẵn có như tre, gỗ, … nhưng phải an toàn, không gây thương tích, phù hợp với lứa tuổi và chiều cao của trẻ em.
- Luôn đóng cửa, khóa an toàn và rào chắn ở khu vực xung quanh nhà, khu vực trẻ chơi, nhà tắm, khu vệ sinh hoặc bể bơi trong khuôn viên.
- Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, để trẻ trong cũi an toàn là biện pháp hiệu quả, không chỉ giúp trẻ phòng tránh đuối nước mà còn các nguy cơ thương tích khác như bỏng, ngã, hóc dị vật.
- Đối với các khu vực như sông, suối, ao, hồ khó có thể làm rào chắn thì phải chắc chắn khi trẻ chơi các địa điểm này bắt buộc phải có người lớn kế bên.

 

Nguồn tin: BS. Nguyễn Thị Bích Hồng

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi