Hướng dẫn sơ cứu ong đốt

Chủ nhật - 02/06/2024 06:08
Hướng dẫn sơ cứu ong đốt
Trong thời gian gần đây, khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng liên tục tiếp nhận và xử trí nhiều trường hợp bệnh nhân bị phản vệ do ong đốt. Ong đốt là tai nạn thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách sơ cứu, dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm: Phản vệ, tiêu cơ vân cấp, suy thận, nhiễm trùng... Dưới đây là hướng dẫn hướng dẫn xử trí sơ cứu ong đốt đúng cách tại nhà.
Khi  bị ong đốt bạn nên xử trí theo cách sau:
- Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.
- Các loại côn trùng khác thường không để lại dấu vết khi đốt. Còn ong thường để lại kim và túi chứa nọc độc tại vị trí đốt.
- Nếu vòi chích nổi lên bề mặt da, dùng nhíp gắp nhẹ lấy kim ra.
-Tránh dùng tay khều hoặc chà xát, đè lên vết chích bởi mũi kim dính vào da có kèm theo túi chứa nọc độc sẽ tiếp tục bơm chất độc vào cơ thể. Cần lấy kim ra khỏi da càng nhanh càng tốt, tránh chất độc gây sưng, nhức nhối nghiêm trọng hơn.
- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.
- Uống nhiều nước để loại thải độc tố.
- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.
- Tuyệt đối không dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược) hay vôi bôi lên vết chích.
- Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

 Các trường hợp cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi bị ong đốt

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi bị ong đốt một số trường hợp sau bắt buộc phải đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

- Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là vùng đầu, mặt, cổ.
- Triệu chứng phản vệ: thường xảy ra sau khi bị ong đốt vài phút đến vài giờ và tử vong thường xảy ra trong giờ đầu. Sốc phản vệ chiếm từ 0,3-3 thậm chí 8% các trường hợp ong đốt. Các triệu chứng của phản vệ hay gặp:
+ Toàn thân: vật vã kích thích, lơ mơ, ngất hoặc hôn mê
+ Da: nổi mày đay, ngứa
+ Hô hấp: phù lưỡi, , khó thở, co thắt phế quản
+ Tim mạch: nhịp nhanh, tụt huyết áp, ngất
+ Tiêu hóa: nôn, buồn nôn, ỉa chảy, đau quặn bụng, đầy bụng
- Xác định được loài ong đốt là ong bắp cày, ong vò vẽ,… bởi nọc của chúng có độc tố mạnh, gây biến chứng toàn thân.
Cách phòng ngừa ong đốt:
- Tránh xa khu vực có nhiều ong sinh sống
- Đặc tính của loài ong là không chủ động tấn công “kẻ thù”, có nghĩa nếu không động vào tổ của chúng, chúng sẽ không đốt bạn; do đó, không chọc phá tổ ong. Đặc biệt, cần căn dặn trẻ em bởi chúng thường tinh nghịch nên có thể vô tình hoặc cố ý chọc tổ ong.
- Không đi vào khu vực có nhiều cây cối vào buổi tối vì khó phát hiện ra tổ ong. Vô tình đụng phải tổ ong vào ban đêm khiến bạn khó thoát khỏi sự tấn công của cả đàn. Đồng thời, việc sơ cứu, cấp cứu vào ban đêm cũng khó khăn hơn, nạn nhân dễ rơi vào nguy hiểm tính mạng.
- Khi lấy tổ ong cần đảm bảo mặc đồ bảo hộ, tránh để lộ phần da ra bên ngoài.
 - Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa).
- Vệ sinh xung quanh nhà cửa thường xuyên để không tạo điều kiện cho ong làm tổ. Hoặc nếu ong làm tổ, không nên chọc phá tổ ong.
- Khi vào rừng, nên chọn trang phục che chắn tay chân, đi giày kín, đội mũ có màng che mặt để tránh va phải tổ ong và bị tấn công.
Trên đây là những bước hướng dẫn sơ cứu ong đốt, bạn có thể tham khảo và thực hiện khi bị mình hoặc người thân bị ong đốt để đảm bảo an toàn.
 

 

Nguồn tin: BS. Tạ Thị Thu Hoài

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi