Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng trong thời đại 4.0
Những năm qua, Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động điều hành, quản lý, khám chữa bệnh (KCB). Việc làm thiết thực này đã góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Đến Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng vào sáng thứ 2 đầu tuần, mặc dù số lượng bệnh nhân tới KCB khá đông, nhưng mọi thủ tục hành chính đều được cán bộ bệnh viện giải quyết nhanh chóng nhờ sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện.
Qua khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cho biết: “Hôm nay, tôi đến làm thủ tục xuất viện cho người nhà. Theo tôi, các quy trình, thủ tục KCB tại bệnh viện đã có những cải tiến đáng kể, từ khâu tiếp đón, khám bệnh, điều trị, quản lý thông tin bệnh nhân…Nếu như trước đây, khi làm thủ tục xuất viện, tôi phải chờ hàng tiếng đồng hồ mới thanh toán xong viện phí và phải đi lấy rất nhiều giấy tờ tại các khoa, phòng, thì hôm nay, chỉ mất 5 phút tôi đã hoàn thành các thủ tục".
Trước đây, quy trình KCB tại đơn vị được thực hiện theo phương thức thủ công. Các khoa, phòng của bệnh viện đều làm việc riêng lẻ, bệnh nhân đến khám, điều trị hay thanh toán sẽ phải mất nhiều thời gian do phải chờ thực hiện các thủ tục hành chính.
Để giải quyết vấn đề này một cách đột phá, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng đã quyết tâm thay đổi phương pháp làm việc thông qua đẩy mạnh ứng dụng CNTT, ngay từ năm 2011, Trung tam Y tế huyện Yên Dũng đã chủ trương đầu tư ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý bệnh viện. Tại thời điểm đó, bệnh viện có 13 khoa phòng, với diện tích là 11.200 m2. Tuy nhiên khi ấy, bệnh viện mới có 14 máy tính, chưa có máy chủ; 8 máy in laser A4, 1 máy in mầu. Hầu như hệ thống trang thiết bị tin học đều đã cũ, hỏng, gặp nhiều hạn chế trong quá trình vận hành. Vì vậy, năm 2011, Trung Tâm Y tế huyện Yên Dũng đã đầu tư gần 2 tỷ đồng, trong đó chi phí phần cứng gần 730 triệu, phần mền là hơn 1,2 tỷ đồng. Mục tiêu của đề án là đảm bảo 100% các điều kiện về kỹ thuật như mạng Lan, trang thiết bị hệ thống máy chủ, đường truyền internet tốc độ cao, máy tính để bàn… phục vụ cho công việc được thực hiện thông suốt. Thông qua ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện, quản lý 100% hồ sơ bệnh án trên máy tính; thực hiện cấp phát thuốc, quản lý hồ sơ bệnh nhân nội ngoại trú…
Trải qua thời gian, việc ứng dụng CNTT đến nay đã giúp cho hoạt động quản lý của bệnh viện thuận lợi hơn rất nhiều. Giám đốc Vũ Trí Quý nhận định, với phần mềm quản lý Trung Tâm, hiện nay các dữ liệu thông tin về bệnh nhân được nhập một lần tại phòng khám và sử dụng theo dây chuyền cho tất cả các nghiệp vụ, giúp đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ của bệnh viện giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, chính xác. Bệnh nhân đến khám sẽ được lưu thông tin hành chính, mã thẻ BHYT, các đơn thuốc khám lần trước, được gọi tên qua hệ thống gọi số tự động; kết quả KCB được kết xuất từ hệ thống máy móc tới phần mềm ứng dụng chuyển tới các khoa, phòng giúp bác sỹ, Điều dưỡng thuận lợi trong việc kiểm soát, điều trị cho bệnh nhân, kết quả thanh toán KCB minh bạch, rõ ràng… Không chỉ giúp bệnh nhân giảm thời gian chờ đợi, việc ứng dụng phần mềm còn giúp cán bộ, y bác sỹ của bệnh viện tiết kiệm được thời gian, công sức, có điều kiện tập trung vào công việc chuyên môn, nâng cao chất lượng KCB. Đồng thời, giúp Ban lãnh đạo bệnh viện quản lý được tần suất số lượt khám bệnh/ngày, tần suất bệnh nhân điều trị nội trú và thực hiện dịch vụ y tế của từng loại.
Trong giai đoạn hiện nay, Trung Tâm Y tế huyện Yên Dũng tích cực thực hiện định dạng dữ liệu đầu ra XML theo quy định của Bộ Y tế. Hàng ngày, bệnh viện đều đẩy dữ liệu lên cổng liên thông, cổng thông tin điện tử giám định BHYT và cổng thông tin điện tử Bộ Y tế. Thêm Ngoài ra bệnh viện còn xây dựng thông tin điện tử (Website) để đưa các thông tin về hoạt động bệnh viện, thực hiện các kỹ thuật mới chuyên sâu và cập nhật các thông tin một cách thường xuyên liên tục. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, lúc đầu hạ tầng CNTT của bệnh viện còn hạn chế, đội ngũ cán bộ còn mỏng nên việc triển khai ứng dụng CNTT còn gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng ngay việc ứng dụng CNTT, bệnh viện đã mời giảng viên về đào tạo, nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, viên chức, mặt khác song song với đào tạo bệnh viện đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT, tấp phần mềm quản lý bệnh viện gồm 12 Modun để thuận lợi trong việc quản lý và thanh toán dịch vụ y tế, đến nay ứng dụng CNTTcơ bản đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động bệnh viện./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Việt Nam Sẽ Chiến Thắng| MV Cổ Vũ Chống Covid-19| Sting x Yeah1 x Nhiều Ca Sĩ
Đã xem: 1859679