HÃY CHUNG TAY ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH AIDS VÀO NĂM 2030

Chủ nhật - 06/12/2020 23:09

Chúng ta hãy chung tay đẩy lùi đại dịch AIDS vào năm 2030

         Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1990 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, đến năm 2020 Việt nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với đại dịch HIV/AIDS. Trong 15 năm qua với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, sự tham gia tích cực của cộng đồng; sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và sự chủ động của hệ thống y tế, do vậy đã từng bước kiểm soát được tỷ lệ 3 giảm: giảm số người nhiễm HIV phát hiện mới, giảm người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số tử vong do AIDS. Từ kết quả đó đã cho thấy Việt nam có tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư khoảng 2,23% trong năm 2020, đạt mục tiêu 0,3% của chiến lược Quôc gia phỏng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

         Tại tỉnh Bắc Giang theo báo cáo phản hồi của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (tính tới thời điểm 30/10/2020) lũy tích số ca nhiêm HIV/AIDS là 3.429 người, số tử vong 1.328 người, số người nhiễm HIV còn sống 2.101 người, trong đó chỉ có 1.301 người hiện đang có mặt tại địa phương, dịch HIV xuất hiện 10/10 huyện thị trong tỉnh.

         Tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang qua công tác tư vấn, điều tra giám sát phát hiện và báo cáo phản hồi từ cấp trên cho tới thời điểm 28/12/2020 số người nhiễm HIV còn sống trên địa bàn quản lý là 49 người, số người chuyển sang giai đoạn AIDS 07, số tử vong do AIDS 41 người, dịch HIV xuất hiện ở 17/18 xã, thị trấn, giảm số ca mắc so với năm 2019 là 01 trường hợp.

Tuy nhiên hiện nay đại dịch HIV/AIDS chúng ta đã và đang khống chế, kiểm soát có hiệu quả, nhưng nó vẫn là bóng ma thần chết lan tràn ở khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới. Đại dịch HIV/AIDS không những gây ra hậu quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội đối với các quốc gia ở khắp các châu lục địa, mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân người nhiễm HIV/AIDS, gia đình và người thân của họ. Công tác phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, từng gia đình và mỗi cá nhân, hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS, biết cách tự phòng cho mình và cho cộng đồng cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết về HIV/AIDS- điều này được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay. Bởi vậy muốn phòng chống được nó thì ta phải hiểu được bản chất của loài vi rút này là gì, các giai đoạn phát triển và tác hại của nó ra làm sao, với sự nghiên cứu phát triển khoa học hiện nay cho ta hiểu được loại vi rút HIV( là chữ viết tắt loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người); AIDS( là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người). AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...

        Có 04 giai đoạn nhiễm HIV:

        Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:

Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).

Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.

Xuất hiện nhiều bệnh như: ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.

       Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

HIV/AIDS không phải là bệnh xã hội mà người nhiễm HIV/AIDS là một người bệnh, không phải chỉ những người “xấu”, người dính vào “tệ nạn xã hội” mới nhiễm HIV mà tất cả mọi người đều có thể nhiễm HIV nếu không thực hiện các hành vi an toàn. Chúng còn mang nhiều tác hại cho bản thân mỗi người khi bị nhiềm đó là suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng tới nòi giống, kinh tế gia đình sa sút, gây ra các tệ nạ xã hội…, với sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền, sự phối hợp các ban ngành, đoàn thể trong huyện, đặc biệt là ngành Y tế tuyến làm nòng cốt trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

      Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng đã có định hướng chỉ đạo hoạt động công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới và các năm tiếp theo, đó là: Việc thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể;  chuyên môn cấp trên, sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế với Y tế cơ sở ; thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, đặc biệt nhóm đối tượng nguy cơ cao; hỗ trợ người nhiễm hòa nhập cộng đồng trách phân biệt kỳ thị đối xử, phối hợp chỉ đạo thực hiện tuyên truyền tốt thông điệp “ Đừng bao giờ dùng ma túy, đã tiêm chích ma túy thì không sử dụng bơm kiêm tiêm chung, người nhiễm HIV có trách nhiệm phòng lây nhiễm cho gia đình va cộng đồng; tránh xa tệ nạn xã hội và phải có lối sống lành mạnh; chung thủy một vợ một chồng; hãy đến cơ sở y tế để được tư vấn xét nghiệm HIV…”. Với chủ đề “ Chúng ta hãy chung tay đẩy lùi đại dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030”

Nguồn tin: Bs. Nguyễn Đăng Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi